Gai đoạn 4-5 tuổi là giai đoạn dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng hoạt động hằng ngày mà còn giúp bé tăng trưởng, phát triển nhanh về cả thể chất và trí tuệ. Các mẹ tham khảo ngay các thực đơn cho bé 5 tuổi đơn giản mà hiệu quả sau đây nhé!
Mục lục
1. Tại sao 5 tuổi là giai đoạn quan trọng về dinh dưỡng?
Giai đoạn 5 tuổi là giai đoạn mà các bé sẽ phát triển mạnh mẽ về tư duy
Giai đoạn 5 tuổi là giai đoạn mà các bé sẽ phát triển mạnh mẽ về tư duy. Tiến sỹ, nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori khẳng định rằng: “Ở giai đoạn này, trẻ phát triển toàn diện các yếu tố nhạy cảm, bao gồm 5 yếu tố trí tuệ: Trí tuệ logic (khả năng ghi nhớ sự vật, sắp xếp đồ vật trật tự), Trí tuệ ngôn ngữ (tăng vốn từ vựng; phát âm đúng…), Trí tuệ cảm xúc (biết thể hiện cảm xúc), Trí tuệ nghệ thuật (khả năng cảm thụ âm nhạc, mỹ thuật …), Kỹ năng giao tiếp (Trò chuyện, hoà đồng với mọi người, biết nói cảm ơn…) và 2 yếu tố khác về phát triển thể chất và các giác quan.”
Vậy nên, dinh dưỡng sẽ giúp rất nhiều trong quá trình phát triển của bé trong giai đoạn 5 tuổi và bài viết sẽ giúp các mẹ chuẩn bị hành trang kiến thức về điều đó.
2. Các dinh dưỡng thiết yếu cần có trong thực đơn cho bé 3-5 tuổi
Các dinh dưỡng thiết yếu cần có trong thực đơn cho bé 3-5 tuổi
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thực đơn cho bé từ 3-5 tuổi cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng nguồn thực phẩm bao gồm 4 nhóm thực phẩm cần thiết là: rau và trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo (sữa, sữa chua, pho mát) hoặc các loại protein nạc (đậu, gà, gà tây, cá, đậu phụ, trứng), ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.
2.1. Trái cây và rau quả:
Khuyến khích thực đơn cho bé béo phì 5 tuổi trái cây và rau quả sau mỗi bữa ăn và cho những bữa ăn nhẹ. Điều này bao gồm trái cây và rau có nhiều màu sắc và mùi vị khác nhau.
Khẩu phần trong một bữa:
- ½ đĩa rau củ chín hoặc 1 chén canh, 1 chén súp rau củ.
- 1 quả táo, lê, cam hoặc 2 quả họ mơ, quýt hoặc 1 đĩa nhỏ nho, sơ ri …
2.2. Tinh bột và thực phẩm ngũ cốc:
Các loại thực phẩm ngũ cốc bao gồm gạo, bánh mì, mì ống, mì, ngũ cốc, ngô, yến mạch và lúa mạch … Những thực phẩm này cung cấp cho trẻ 5 tuổi năng lượng cần thiết để tăng trưởng thể chất, phát triển trí tuệ và không thể thiếu trong thực đơn cho bé 5 tuổi chậm tăng cân.
Khẩu phần trong một bữa:
- 1 lát bánh mì
- Hoặc 3 chiếc bánh quy
- Hoặc 1 bát cơm hoặc mì sợi
- Hoặc 1 bát cháo bột yến mạch
2.3. Sữa và các chế phẩm từ sữa:
Sữa, phô mai và sữa chua là những thực phẩm chứa nhiều protein và canxi, giúp phát triển hệ sương và răng chắc khoẻ. Điều này rất tốt và nên có trong thực đơn cho bé trên 1 tuổi.
Khẩu phần trong một bữa
- 1 ly sữa 200ml
- 1 miếng phô mai hoặc 1 hũ sữa chua
(Tổng lượng sữa trong ngày nên đảm bảo khoảng 400 – 500ml)
2.4. Chất đạm:
Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt. Nhưng thực phẩm này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất và trí não của các bé và cũng không thể thiếu trong thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Khẩu phần trong một bữa:
- 60g cá
- Hoặc 50g thịt gà
- Hoặc 50g thịt bò
- Hoặc 2 miếng đậu phụ
3. Các thực đơn cho bé 5 tuổi để các mẹ tham khảo
Các thực đơn cho bé 5 tuổi để các mẹ tham khảo
3.1. Bữa sáng trong thực đơn cho bé 5 tuổi
Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng đối với bé, vì thế, các mẹ nên chú trọng chuẩn bị bữa sáng sao cho thật giàu dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ cũng cần lưu ý chế biến bữa sáng dễ ăn và dễ tiêu giúp dạ dày làm việc hiệu quả, cho bé phát triển tốt hơn. Đây là thực đơn cho 1 tuần 7 món ăn sáng cho bé:
- Bánh mì ốp la
- Bún chả cá
- Cháo tôm thịt rau cải
- Phở bò
- Cháo cá hồi rau ngắt
- Hủ tiếu thịt bằm
- Phở gà
3.2. Bữa trưa trong thực đơn cho bé 5 tuổi
Bữa trưa cũng là bữa chính rất quan trọng cho bé 5 tuổi. Bữa trưa bé nên ăn cơm thay vì các món dễ tiêu như buổi sáng. Bởi vì, lúc này cơ thể bé cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn để cung cấp cho hoạt động buổi chiều. Đồng thời, buổi trưa dạ dày của bé cũng đã làm việc trơn tru hơn nên có thể giúp bé tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Dưới dây là 7 thực đơn gọi ý cho bữa trưa của bé mà mẹ có thể tham khảo:
- Cá phi-lê kho tộ + canh thịt rau ngót
- Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi
- Thịt gà xào nằm + canh cá rô nấu cải xanh
- Thịt trứng xào cà chua + canh thị xà lách xoong
- Thịt đậu phụ xốt cà chua + canh tôm bí xanh
- Cá thu sốt cà + canh khoai tây
- Thịt kho trứng + canh bầu nấu tôm
3.3. Bữa tối trong thực đơn cho bé 5 tuổi
Bữa tối cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của bé. Cũng như bữa trưa, bữa tối mẹ cũng nên cho con ăn cơm cùng với một món mặn và một món canh, nhằm cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn dinh dưỡng cho bữa tối của bé có thể xây dựng như sau:
- Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền
- Thịt bò xào nầm + canh cá nấu ngót
- Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ
- Cá phi-lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót
- Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ
- Tôm rim + canh trứng cà chua
- Trứng chiên thịt + canh su su thịt bằm
3.4. Bữa phụ trong thực đơn cho bé 5 tuổi
Bữa phụ không phải là ăn vặt, cho nên mẹ cũng cần phải đầu tư để con được ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng phải chú ý không nên cho con ăn bữa phụ quá no, tránh làm bé không thấy ngon miệng vào bữa chính kế tiếp. Dưới đây là một số thực đơn cho bữa phụ để mẹ tham khảo:
- Bánh mì bơ
- Trái cây trộn sữa chua
- Cơm cuộn
- Váng sữa
- Súp gà trứng
- Bánh rán
- Sữa chua
Thực đơn cho bé 5 tuổi rất quan trọng. Hy vọng sau bài viết trên, mẹ và bé sẽ có những bữa ăn thật bổ dưỡng nhé!