Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn có đủ các thành phần dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng. Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ. Chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh năng lượng gồm chất đạm, chất béo và chất bột đường. Các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước.
I. Nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ:
Chế độ dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống về sau. Do đó, khi xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ mẫu giáo, mầm non, bố mẹ cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày, cân đối các nhóm chất cơ bản: chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
- Thực đơn phong phú, đa dạng mỗi ngày cho trẻ thay đổi khẩu vị. Để làm được điều này, bố mẹ có thể thay thế các thực phẩm trong cùng một tầng (trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi) cho nhau. Tuy nhiên, cần chú ý là thực phẩm ở tầng này không thể thay thế cho thực phẩm ở tầng khác.
- Xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với sở thích của trẻ. Ví dụ vào mùa hè, cần ưu tiên các món nhiều nước, thanh mát, tăng cường các loại nước ép hoa quả…; vào mùa đông, có thể bổ sung các món chiên xào hoặc hầm nhừ. Các loại thực phẩm tiêu biểu của mùa nào nên ưu tiên sử dụng của mùa đó, không nên sử dụng thực phẩm trái mùa. Thức ăn nên được cắt nhỏ để trẻ dễ nhai, dễ tiêu hóa.
- Lựa chọn thực phẩm an toàn trước khi chế biến. Các loại thịt cá, rau củ phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu, không chứa các loại hóa chất gây hại cho sức khỏe của trẻ.
II. Một số lưu ý khác khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ:
Bên cạnh việc tính toán, xây dựng thực đơn cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của trẻ mầm non, mẫu giáo, bố mẹ cũng cần bổ sung cho con đầy đủ các vi chất cần thiết như vitamin A, C, D, nhóm B, sắt… Bởi nếu thiếu các vi chất này, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Thiếu vitamin A (có nhiều trong cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, bí đỏ…): Trẻ dễ bị khô mắt, khô da, sợ ánh sáng, chậm lớn, hay bị ho, sổ mũi…
- Thiếu vitamin D (có trong sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, bơ…): Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, giật mình khi ngủ, nấc cụt…
- Thiếu vitamin C (có trong các loại trái cây như cam, ổi, dâu, nho, kiwi…): Trẻ bị khô da, dễ chảy máu mũi, chảy máu chân răng…
- Thiếu vitamin nhóm B (như B1, B2, Biotin trong ngũ cốc, các loại hạt…): Trẻ thường biếng ăn, dễ bị phù, viêm bờ niêm mạc, hay quấy khóc, rối loạn tiêu hóa..
- Thiếu sắt (có trong gan, đậu phụ, cải bó xôi, hải sản…): Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay nhạt màu…), trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, thiếu tập trung…
Do đó, bố mẹ cần ưu tiên bổ sung các vi chất trên vào bữa ăn hằng ngày của trẻ. Trong trường hợp trẻ biếng ăn hoặc khó hấp thu, có thể cho bé dùng thêm các thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, việc cho bé uống vi chất với liều lượng như thế nào, trong thời gian bao lâu cần được sự tham vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
1. Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ. Thời gian này, trẻ chưa thể tự ăn uống một mình mà vẫn cần người giám sát để tránh bị nghẹn trong bữa ăn. Thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa và cháo, bột ăn dặm. Ngoài ra cha mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm mềm hoặc được cắt nhỏ cho dễ ăn.
Trong độ tuổi này, bố, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 hoặc 4 bữa chính đó là cháo hoặc súp, bột nhưng luôn phải chú ý cung cấp đủ cho bé 4 nhóm chất chính bao gồm: tinh bột (gạo, đỗ, bún, phở,...), đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua,... không khuyến khích cho trẻ ăn nước hầm), chất béo (dầu ăn và mỡ động vật), vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, hoa quả cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn).
2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Viện dinh dưỡng đã công bố Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể dựa vào đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Giai đoạn này là lúc bé bắt đầu rời xa vòng tay cha mẹ để đến trường mầm non. Bé cần rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng để phục vụ cho việc khám phá thế giới và vui chơi.
Tháp dinh dưỡng trên đã có đầy đủ những thông tin về loại thực phẩm và lượng ăn trong ngày cần thiết cho trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào đó để xây dựng cho bé một thực đơn hợp lý.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà bé phát triển chiều cao và cân nặng rất nhanh. Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% kết quả sự phát triển chiều cao của bé vào giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng quyết định 23% kết quả, còn lại là 5 - 10% cho các yếu tố khác như tập luyện, ngủ đủ giấc, môi trường, bệnh lý,...
Điều cần chú ý lúc này đó là ngoài việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính thì cha mẹ cần bổ sung cho con một lượng sữa nhất định để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của con. Lượng sữa lúc này nên giảm xuống còn khoảng 500ml/ngày. Cha mẹ nên khuyến khích và cho con sử dụng các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức.
Ngoài ra cũng cần tăng cường lượng rau củ, trái cây trong bữa ăn của bé. Cha mẹ hay dành thời gian và cố gắng trình bày các món ăn thật bắt mắt và hấp dẫn để tạo thói quen và sự thích thú khi ăn rau củ, trái cây cho trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng "dinh dưỡng và phát triển" đồng thời duy trì tốt việc chọn lựa và sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn để đảm bảo sức khoẻ, đáp ứng tốt cho nhu cầu của cơ thể trẻ MN.