-Tôi - Phùng Thị Thanh Hiền- hiện đang công tác tại trường Mầm non Thượng Thanh- Là 1 giáo viên trẻ mới ra trường được đào tạo chuyên ngành sư phạm Mầm non,kinh nghiệm nghề mới được 3 năm. Tuy kinh nghiệm còn ít nhưng 3 năm qua tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều trẻ nhưng năm nay tôi được phân công vào lớp Mẫu giáo bé C3 có 1 em học sinh tự kỉ, khả năng giao tiếp của con còn ít và e hoàn toàn chưa qua can thiệp của trường lớp. Vì tuổi còn ít, kinh nghiệm còn non nớt nên tôi hơi bỡ ngỡ trong những buổi đầu tiếp nhận con. Hai tuần đầu, con hầu như đến lớp chỉ khóc, con không ngồi một chỗ như các bạn, chắc con chưa quen với việc đến trường, bố mẹ và cô giáo rất khó khăn với việc đưa con vào lớp. Không chỉ với việc chăm sóc mà việc giáo dục dạy dỗ con cũng là một bài toán hết sức nan giải so với một cô giáo trẻ như tôi. Bởi vậy, việc tập luyện cho con ngồi yên 15 phút cũng là nỗ lực cả tháng trời của người giáo viên. “Nhiều lúc mệt mỏi, chán nản nhưng khi thấy học trò làm được điều gì mới là mình hạnh phúc lắm.
- Nhưng sau 2 tháng dạy con, con đã có tiến bộ vượt bậc.Con đến lớp không còn khóc và rất hợp tác với các cô trong việc học, ngồi vào chỗ như các bạn. Và điều tôi thấy vui nhất chính là nhận con từ lúc khả năng giao tiếp của con còn ít nay đã bập bẹ nói rất nhiều.Có hôm phụ huynh đến khoe hôm nay con mình nói được hai từ “Cô Hền” mà tôi thấy rất vui.
- Công việc dạy trẻ tự kỷ là một hành trình đầy khó khăn và muôn vàn thử thách. Các cô giáo cần sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề. Việc điều trị cho trẻ tự kỷ bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên cần có sự kết hợp chặt chẽ từ gia đình . Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm con trẻ để nhận biết sớm các triệu chứng trẻ tự kỷ và có phương pháp can thiệp sớm để giúp trẻ tiến bộ, sớm hoà nhập cộng đồng.