Việc đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng vừa là ưu tiên vừa là thách thức đối với cha mẹ. Có nhiều lý do khiến trẻ từ chối thức ăn, nhưng điều quan trọng là cần biết nguyên nhân nào khiến cho trẻ biếng ăn cũng như biết cách chế biến các món ăn kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
1. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ
Thực tế, để khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh, cha mẹ cần phải chế biến ra các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, trở thành lựa chọn bổ dưỡng và hấp dẫn bằng các cách như sau:
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt ở dạng gần với dạng tự nhiên nhất có thể với mức độ chế biến tối thiểu, dùng ít thực phẩm đóng gói và chế biến.
- Trở thành hình mẫu cho trẻ. Vì trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh nên đừng yêu cầu trẻ ăn rau trong khi bạn đang ngấu nghiến khoai tây chiên.
- Che giấu mùi vị của loại thực phẩm mà trẻ biếng ăn, chẳng hạn như thêm rau vào món thịt bò hầm hoặc nghiền cà rốt cùng với khoai tây, thêm vài lát táo vào món đồ ngọt trẻ yêu thích.
- Nấu nhiều bữa ăn ở nhà. Các bữa ăn tại nhà hàng và đồ ăn mang đi thường có thêm nhiều đường và chất béo không lành mạnh.
- Cho trẻ tham gia mua sắm thực phẩm và cùng chuẩn bị bữa ăn. Cha mẹ có thể dạy trẻ về các loại thực phẩm khác nhau khiến trẻ yêu thích đa dạng các loại thức ăn hơn.
- Nên chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau và đồ uống như nước, sữa, nước ép trái cây nguyên chất để trẻ tránh những món ăn vặt không lành mạnh như soda, khoai tây chiên và bánh quy. Điều này sẽ giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn khi vào bữa ăn chính.
2. Lựa chọn loại thức ăn lành mạnh cho trẻ bắt đầu từ bữa sáng
Những đứa trẻ có một bữa sáng hàng ngày phù hợp sẽ có trí nhớ tốt hơn, tâm trạng và năng lượng ổn định hơn, đồng thời đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra. Theo đó, ăn một bữa sáng giàu protein chất lượng từ ngũ cốc, sữa chua, sữa, pho mát, trứng, thịt hoặc cá sẽ cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, thậm chí có thể giúp thanh thiếu niên giảm lượng mỡ dư thừa.
Bữa sáng tốt không cần tốn nhiều thời gian. Các món ăn kích thích trẻ ăn ngon vào buổi sáng có thể đơn giản là bằng cách luộc một quả trứng, ăn cùng với ngũ cốc ít đường, giàu protein và một quả táo. Một món thay thế khác là làm bánh mì kẹp thịt với trứng bác, pho mát, thịt gà hoặc thịt bò.
Bên cạnh đó, trẻ vẫn có thể ăn một chiếc bánh mì trứng, một hũ sữa chua và bơ đậu phộng, bánh mì nướng nguyên hạt trên đường đến trường.
Kích thích trẻ ăn ngon với những loại thức ăn lành mạnh
3. Xây dựng giờ giấc ăn uống lành mạnh
Dành thời gian ngồi quây quần bên gia đình với một bữa ăn tự nấu là một yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ăn ngon miệng và cũng quan trọng không kém việc lựa chọn thức ăn.
Đây là cơ hội có thể gắn kết các thành viên lại với nhau, mang đến sự thoải mái khi dùng những bữa cơm gia đình thường ngày. Khi biết trước cả gia đình sẽ ngồi ăn cùng nhau vào cùng một thời điểm mỗi ngày, trẻ sẽ có cảm giác mong chờ và tăng cường cảm giác thèm ăn.
4. Hạn chế đường và carbs tinh chế trong chế độ ăn uống của trẻ
Carbohydrate đơn giản hoặc tinh chế là đường, ngũ cốc đã được loại bỏ tất cả cám, chất xơ và chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: bánh mì trắng, bột bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, bột mì trắng, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng. Các loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, nguy hiểm, làm thay đổi tâm trạng và năng lượng. Mặt khác, carbs phức tạp thường có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nên được tiêu hóa chậm, mang lại năng lượng lâu dài hơn, bao gồm: lúa mì nguyên hạt hoặc bánh mì nhiều hạt, ngũ cốc giàu chất xơ, gạo lứt, đậu, các loại hạt, trái cây và rau không chứa tinh bột.
Chính vì cơ thể của trẻ nhận được tất cả lượng đường cần thiết từ lượng đường tự nhiên có trong thức ăn, trong khi đường thêm vào chỉ có nghĩa là tạo ra rất nhiều calo rỗng, điều này không chỉ sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn mà còn góp phần gây tăng động, rối loạn tâm trạng, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và thậm chí là hành vi tự tử ở thanh thiếu niên.
5. Các loại thực phẩm làm suy giảm tâm trạng của trẻ
Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như đồ chiên, món tráng miệng ngọt, đồ ăn nhẹ có đường, bột tinh chế và ngũ cốc có thể làm tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm ở trẻ em. Theo đó, trẻ em uống từ bốn cốc soda trở lên hoặc đồ uống trái cây có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
Hơn nữa, cafeine từ nước ngọt, nước tăng lực hoặc đồ uống cà phê có thể gây ra lo lắng ở trẻ em và làm trầm trọng thêm cảm giác trầm cảm, làm giảm tính kích thích trẻ ăn ngon trước mỗi bữa ăn.
6. Tìm các lựa chọn thay thế đồ ăn vặt lành mạnh hơn
Thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, chất béo không lành mạnh, calo và ít chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đồ ăn vặt vẫn hấp dẫn trẻ em. Vì vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn, hãy cố gắng cắt giảm lượng đồ ăn nhanh mà đưa ra những lựa chọn thay thế.
7. Lựa chọn thông minh về chất béo
Trẻ em vẫn cần chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của chúng. Thành phần này sẽ giúp món ăn kích thích trẻ ăn ngon hơn, vừa khiến trẻ no bụng, tập trung tốt hơn và cải thiện tâm trạng.
Chất béo lành mạnh bao gồm chất béo không bão hòa đơn, từ dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt (như hạnh nhân, quả phỉ, hồ đào, hạt bí) và chất béo không bão hòa đa, bao gồm axit béo Omega-3, được tìm thấy trong các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm và cá mòi, hoặc trong hạt lanh và quả óc chó.
Trái lại, chất béo không lành mạnh lại ức chế vị giác của trẻ, được tìm thấy trong một số loại bơ thực vật, bánh quy giòn, kẹo, bánh quy, đồ ăn nhanh, đồ chiên, bánh nướng và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Kích thích trẻ ăn ngon với chất béo từ dầu ô liu
8. Làm cho trái cây và rau củ hấp dẫn hơn
Trẻ em thường không thích ăn rau, điều này sẽ gây nên sự thiếu chất ở trẻ. Vì thế, để kích thích giúp trẻ ăn rau, hãy để trẻ được phép lựa chọn các loại rau củ yêu thích. Trẻ em có thể rất vui khi nhìn thấy tất cả các loại trái cây và rau củ được chế biến thành những hình thù đặc biệt ngộ nghĩnh, bắt mắt.
Song song với đó, nên chuẩn bị sẵn nhiều trái cây tươi và đồ ăn nhẹ có rau trong các buổi đi chơi ngoài trời. Đảm bảo rằng tất cả đã được rửa sạch, cắt nhỏ và sẵn sàng khi dùng để trở thành món ăn vặt yêu thích cho trẻ.
9. Các lời khuyên khác giúp kích thích trẻ ăn ngon
- Duy trì cân nặng lý tưởng cho trẻ theo tuổi và từng giai đoạn phát triển:Trẻ em thừa cân về cơ bản có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các vấn đề về xương khớp, ngưng thở khi ngủ, tự ti và cả các vấn đề sức khỏe lâu dài khi trưởng thành. Việc giải quyết các vấn đề về cân nặng ở trẻ em đòi hỏi một kế hoạch phối hợp giữa hoạt động thể chất và dinh dưỡng lành mạnh.
- Thường xuyên khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động thể lực: Lợi ích của việc tập thể dục, bên cạnh giúp cơ thể phát triển, mà còn cải thiện chứng biếng ăn, tăng cảm giác đói, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Dành nhiều thời gian chơi với trẻ: Chơi bóng đá, đi xe đạp, bơi lội, đi bộ hay phụ giúp công việc nhà trong gia đình là cách giúp trẻ tìm thấy các hoạt động mà chúng yêu thích cũng như tăng tính tương tác xã hội với các thành viên khác trong gia đình. Kết quả của việc này sẽ giúp tăng cường chất lượng của các món ăn kích thích trẻ ăn ngon trong bữa ăn của cả nhà.
Tóm lại, mọi đứa trẻ đều có thể mắc phải chứng biếng ăn sinh lý hay bệnh lý. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, trẻ cần phải luôn đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, điều này đến từ các món ăn kích thích trẻ ăn ngon và đồng thời sẽ giúp trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, học hỏi và tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật.
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Nguồn tham khảo: helpguide.org- nuffieldhealth.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.