Sáng ngày 30/03/2017 trường mầm non Thượng Thanh tổ chức tết hàn thực cho trẻ
toàn trường.
Cứ tới tháng 3 âm lịch là thời điểm người Việt chuẩn bị cho ngày Tết Hàn Thực cùng các thành viên trong gia đình mang lại ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực
Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn Thực. Nhưng ở Việt Nam Tết Hàn Thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Tết Hàn Thực mang màu sắc dân tộc riêng và được lưu giữ mãi trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ngày này, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên. Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.
Hòa cùng với không khí chung của dân tộc cả nước, trường mầm non Thượng Thanh đã có buổi học ngoại khóa cho các bé được thực hành với bánh trôi, bánh chay để các bé tự tay mình làm ra những viên bánh trôi ngộ nghĩnh, chẳng tròn mà vẫn xinh. Tuy còn bé những bạn nào cũng rất háo hức và thích thú được xem các cô và các bạn nặn bánh, ngoài ra bé còn được xem các cô luộc bánh và thưởng thức món bánh trôi do chính tay mình nặn ra thật thích thú. Chẳng ngại bẩn, chẳng ngại dơ tay thay vào đó là những tiếng hò reo, tiếng cười sảng khoái... Đây thực sự là hoạt động ngoại khóa bổ ích và lý thú.
Một số hình ảnh tại buổi hoạt động ngoại khóa: