Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Hầu hết tất cả các trẻ em đều rất thích ăn trứng gà và có thể sử dụng lượng trứng gà quá nhiều trong một tuần. Tuy trứng tốt nhưng cho trẻ ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vậy cho trẻ ăn trứng gà sao cho đúng cách? Hãy cùng tham khảo những thông tin khoa học dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho trẻ ăn trứng gà đúng cách và tốt nhất nhé!
1. Cho trẻ ăn trứng gà đúng cách
Cho trẻ ăn lượng trứng bao nhiêu
Trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. Tùy theo tháng tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
• Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
• Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.
• Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.
• Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày
Cách chế biến món ăn tùy theo tuổi
Trẻ 6 – 12 tháng: nên cho ăn bột trứng, cách nấu bột trứng: nấu chín bột mới cho trứng vào, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1 – 2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm
2. Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng gà đúng cách
• Không nên cho đường vào trứng vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trྻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
• Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
• Không ăn trứng chưa chín kỹ vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
• Lưu ý khi luộc trứng: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
• Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
• Nhiều mẹ cho rằng trứng gà vỏ nâu sẽ tốt hơn trứng gà vỏ trắng. Điều này là hoàn toàn không đúng. Màu vỏ trứng khác nhau không có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của trứng khác nhau. Trứng gà vỏ trắng hay vỏ vàng nâu đều có chung những thành phần dinh dưỡng. Do đó các mẹ không cần phải cân nhắc việc màu sắc của vỏ trứng khi mua trứng cho con.
• Trứng gà nuôi công nghiệp là trứng của gà được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ, có tác dụng giảm lượng độc tố tồn tại trong trứng thông qua thức ăn.
• Ngoài ra, còn có loại trứng gà đặc biệt là trứng gà omega3. Loại gà này được nuôi hoàn toàn bằng hạt cây lanh (giàu axit béo omega 3). Tuy nhiên, trứng gà loại này thường đắt và chưa phổ biến trên thị trường.
• Với bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Bạn nên tránh cho bé ăn lòng trắng trứng gà đến khi bé được khoảng 1 tuổi vì hàm lượng cao protein có trong lòng trắng trứng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng.
• Với những bé thừa cân, các mẹ thường kiêng trứng cho bé. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì với những bé dưới 2 tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển, bao gồm cả chất béo và cholesterol. Do đó, loại thực phẩm chứa