Hãy cùng các chuyên gia đến từ trung tâm toán trí tuệ SuperBrain, thành viên tư vấn và giảng dạy môn toán học trong chương trình Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ – Bé IQ thật giỏi, tìm hiểu về phương pháp Soroban. Đây là một phương pháp toán học hiệu quả nhằm giúp trẻ hăng say học toán...
Hãy cùng các chuyên gia đến từ trung tâm toán trí tuệ SuperBrain, thành viên tư vấn và giảng dạy môn toán học trong chương trình Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ – Bé IQ thật giỏi, tìm hiểu về phương pháp Soroban. Đây là một phương pháp toán học hiệu quả nhằm giúp trẻ hăng say học toán và kích thích sự phát triển của não thông qua việc giúp trẻ rèn luyện cả bán cầu não phải và trái.
CG: Bộ não của bé bắt đầu phát triển từ trong bụng mẹ. Khi ra đời, bán cầu não trái phát triển nhanh chóng. Sau đó, đến giai đoạn bé được 3 đến 6 tuổi, bán cầu não phải bắt đầu phát triển theo kịp bán cầu não trái. Bộ não của bé tiếp tục phát triển nhanh và đến năm 12 tuổi, não bé đã có thể tăng trưởng như một người lớn.
Cha mẹ có thể cho bé tiếp xúc với những con số ngay từ rất sớm. Cụ thể là cha mẹ trò chuyện với con từ khi con có hứng thú lắng nghe, chỉ cho con “đây là số 1, số 2!”. Từ 1 – 2 tuổi, khi bé nghe và biết làm theo những trò chơi đếm số bằng ngón tay, đếm đồ chơi, bé có thể làm quen với con số, tập đếm …
PV: Cho bé làm quen với những khái niệm toán, ví dụ như những con số, có thể giúp bé sau này học toán nhanh hơn, suy nghĩ logic, nhạy bén và thông minh hơn không?
CG: Mỗi phương pháp dạy toán uy tín đều đã được nghiên cứu và được thực tiễn chứng minh. Chẳng hạn phương pháp Soroban: chủ yếu sử dụng các ngón tay với quy ước một bàn tay có thể hiện được 10 số (từ 0-9) và hai bàn tay thể hiện được 100 số (từ 0-99). Tốc độ tính toán có thể được đẩy nhanh lên nhiều lần nếu bé sử dụng cách tưởng tượng hình ảnh hai bàn tay và các ngón tay hoạt động ảo trong tư duy của mình mà không cần sử dụng đôi bàn tay thật. Tốc độ tính có thể nhanh được bằng tốc độ tưởng tượng của não bộ (có nghĩa là hơn cả tốc độ máy tính).
Điều quan trọng hơn là không phải bé chỉ đang học tính, mà còn đang sử dụng “các con số” để kích thích hai bán cầu não hoạt động cùng một lúc. Mỗi sự thay đổi ký hiệu ngón tay Superbrain sẽ có giá trị tương ứng với một con số. Khi luyện tập đến sự thuần thục với các thao tác “nhìn tính” và “nghe tính”, các phép tính sẽ cập nhật vào não trái, cùng lúc đó não phải xử lý bằng những hình ảnh chuyển động của các ký hiệu ngón tay Superbrain. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bán cầu não dần tạo ra những liên kết và lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen sử dụng cả hai bán cầu não cùng lúc. Từ đó, bé có kỹ năng ghi nhớ, sự tập trung, sáng tạo và giải quyết vấn đề để có thể thành công hơn trong tất cả các môn học khác cũng như trong cuộc sống.
PV: Làm cách nào để mẹ có thể biết con của mình có tiềm năng toán học?
CG: Bé của bạn có tiềm năng toán học nếu bé có những biểu hiện sau:
- Tư duy logic: bé có khả năng ngôn ngữ tốt thông qua cấu trúc câu sử dụng trong giao tiếp; bé dự đoán được các kết quả chính xác trong các trò chơi có sự lặp lại về logic…
- Khả năng quan sát: bé phân biệt được lớn-nhỏ, sự khác biệt và tương đồng của màu sắc… qua những trò chơi và qua sinh hoạt hàng ngày.
- Bé có khả năng phân tích vấn đề và xử lý tình huống.
- Trí tưởng tượng: Đây là yếu tố quan trọng nhất để bé thành người dẫn đầu không chỉ trong lĩnh vực toán học. Có thể kích thích trí tưởng tượng bằng nhiều cách như âm thanh (âm nhạc), hình ảnh (hội họa)…
PV: Ở nhà, mẹ có thể làm gì để giúp con học toán?
CG: Mẹ có thể dùng những gì gần gũi nhất để bé phát triển khả năng về toán học như sau:
- Dạy bé về màu sắc và ước lượng qua các vật dụng trong nhà và đồ chơi.
- Sử dụng các bộ phận trên cơ thể như một cái mũi, hai con mắt, ba ngón chân, năm ngón tay,… để bé làm quen với khái niệm về con số.
- Thông qua những gì diễn ra hàng ngày, mẹ đặt thật nhiều câu hỏi giúp bé phát triển suy luận logic; tạo ra những tình huống hoặc để bé tiếp cận các tình huống một cách tự nhiên và khuyến khích bé tự tìm giải pháp xử lý.