Tin tức Thông tin sức khỏe Nhi
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mầm non - mẫu giáo
Share:
Bài được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Trẻ nhỏ thường dễ bị bệnh khi đi mầm non – mẫu giáo. Đây là nỗi lo ngại lớn nhất của nhiều bố mẹ khi cân nhắc cho trẻ đến trường. Nhiều bé có tần suất bệnh dày đặc, không những tác động đến sức khoẻ, tăng trưởng của các bé mà còn xáo trộn toàn bộ cuộc sống - công việc của cả gia đình. Để bé sẵn sàng học tập, khám phá môi trường mới, bố mẹ hãy trang bị cho bé hệ miễn dịch tối ưu nhất.
1. Vì sao trẻ dễ bệnh khi đi mẫu giáo?
Thay đổi môi trường sống: Ở trường, con sẽ cùng ăn chung, ngủ chung, chơi chung với các bé khỏe mạnh, bé đang bệnh, vừa khỏi bệnh và cả bé trong giai đoạn ủ bệnh nên khả năng truyền bệnh cho nhau là vô cùng cao, nhất là các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiêu hóa,...
Sang chấn tâm lý: Bé rời xa ngôi nhà thân yêu một cách đột ngột, hòa mình vào môi trường hoàn toàn mới. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần - tâm lý của bé; gây căng thẳng, lo lắng, khóc nhiều, sang chấn tâm lý,... nên dễ bị mệt mỏi, kém vui và cũng dễ mắc bệnh hơn.
2. Làm cách nào để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được hình thành từ khi con còn ở trong bụng mẹ. Ban đầu, con nhận được kháng thể một cách “thụ động” do mẹ truyền sang nhau thai. Khi con chào đời, mẹ vẫn tiếp tục giúp con tăng cường khả năng chống lại bệnh tật bằng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Do đó, cần khuyến khích người mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trẻ bú mẹ thường rất ít bị rối loạn tiêu hóa vì sữa mẹ rất an toàn, nhiều kháng thể và rất phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ.
Tuy nhiên, khi con bắt đầu lên 6 tháng tuổi, sự “trợ giúp” từ mẹ bắt đầu không còn đạt mức tối ưu vì lượng kháng thể được truyền qua sữa mẹ suy giảm, khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn. Bắt đầu từ cột mốc này, bé cần được tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ từ bên ngoài để bắt đầu quá trình hoàn thiện khả năng đề kháng một cách chủ động. Cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (khi trẻ tròn 6 tháng tuổi) bằng các loại thức ăn phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.
Trong giai đoạn từ 2 - 5 tuổi, lứa tuổi trẻ phải đến trường mầm non, tiếp xúc với nhiều virus, vi khuẩn,... nên cần tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, nhất là thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Ngoài ra, cần thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng 1 lần nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra, trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bổ sung men và các vitamin cần thiết đối với những trẻ đang bệnh hoặc đang điều trị kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn dặm đúng cách.
3. Chế độ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch