Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ thừa cân hợp lý
Xem nhanh [Ẩn]
Suy dinh dưỡng đã là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhưng song song đó còn có chuyện thừa cân cũng khiến các phụ huynh đau đầu không kém. Trẻ nhỏ bị thừa cân dễ dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cơ thể và cần có biện pháp cải thiện bằng một chế độ ăn uống hợp lý. Sau đây là thực đơn cho trẻ thừa cân vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng vừa giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân
Tuy trẻ bị thừa cân nhưng bạn không nên giảm khẩu phần ăn của trẻ một cách tùy ý vì có thể dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến trẻ không đủ năng lượng cho học tập cũng như các hoạt động khác. Chế độ dinh dưỡng lúc này cho trẻ vẫn cần đảm bảo cung cấp các chất gồm đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Trẻ thừa cân cần một chế độ dinh dưỡng đúng cách
Đạm là dưỡng chất đầu tiên mà trẻ cần, dù có bị béo phì hay không. Theo đó, trẻ cần nhiều chất đạm hơn cả người lớn vì đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ từ 1-3 tuổi cần 35 gram, còn trẻ lớn hơn thì cần tới 45-65 gram chất đạm mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung đạm cho trẻ bằng cách cho trẻ uống sữa, ăn tôm, cua, cá, giảm lượng thịt lại. Đồng thời cũng nên cho trẻ ăn những chất đạm thực vật như đậu hũ, đậu xanh, đậu tương…
Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ nhỏ vì cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể, nhất là sự phát triển của não bộ cũng như để hóa tan, hấp thu một số dạng vitamin. Do đó bạn không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi thực đơn cho trẻ thừa cân mà cần cân bằng, nên cho trẻ ăn khoảng 3 muỗng cà phê dầu mỡ mỗi ngày là vừa. Đồng thời cũng nên thêm chất xơ và vitamin và khẩu phần ăn của trẻ, rau xanh và hoa quả không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại cảm giác no lâu, giảm hấp thu các loại đồ ăn khác.
2. Thực đơn cho trẻ thừa cân
Dưới đây là thực đơn cho trẻ thừa cân cụ thể trong vòng 7 ngày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Thứ 2 và thứ 5
- Bữa sáng: nửa miếng bành mì, 30g giào lụa, 100g dưa leo, 120ml sữa chua đậu tương
- Bữa trưa: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, 70g cá kho, 200g rau muống luộc, 200g dưa hấu
- Bữa phụ: 200ml sữa đậu nành không đường
- Bữa tối: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, đậu hũ thịt hấp viên (100g đậu hũ, 30g thịt nạc vai), canh cua mồng tơi (30g cua, 100g mồng tơi), 1 trái chuối
Thứ 3, thứ 6 và chủ nhật
- Bữa sáng: phở thịt gà (100g bánh phở, 30g thịt gà, 5g hành), 120ml sữa chua đậu tương
- Bữa trưa: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, thịt sốt cà chua (50g thịt heo nạc, 50g cà chua), 200g rau bắp cải luộc, 100g cam
- Bữa phụ: 200ml sữa tươi không đường
- Bữa tối: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, thịt bò xào giá (50g thịt bò, 100g giá, 3g dầu ăn), canh cà chua nấu tôm (50g cà chua, 10g tôm), 100g quýt ngọt
Thứ 4 và thứ 7
- Bữa sáng: súp khoai tây (100g khoai tây, 30g thịt bò, bắp cải, 2.5g dầu ăn), 120ml sữa chua đậu tương
- Bữa trưa: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, 70g thịt gà rang, canh bí nấu tôm (100g bí, 10g tôm, 2.5g dầu ăn), 200g dưa leo
- Bữa phụ: 200ml sữa bột tách béo
- Bữa tối: một chén cơm lưng khoảng 50g gạo, 50g tôm rang, 3g dầu ăn, 200g đậu quả luộc, 200g đu đủ
3. Những lưu ý trong thực đơn cho trẻ thừa cân
Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ thừa cân
Cho tẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng và hạn chế ăn sau 8 giờ tối. Ăn nhiều vào buổi sáng và giảm dần lượng thức ăn và bữa trưa cũng như bữa tối. Hạn chế các món nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh ngọt, kẹo, socola, mỡ và da động vật, các loại thức ăn nhanh… Không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ. Tăng cường các món hấp, luộc vào thực đơn, tránh các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Nên khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục thể thao từ 30-60 phút mỗi ngày.
Thực đơn cho trẻ thừa cân hợp lý sẽ giúp cải thiện cân nặng cho trẻ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên, bạn sẽ có thể xây dựng được cho con của mình một chế độ ăn cho trẻ chính xác và thích hợp nhất.